Đàm phán và thương lượng mà một kỹ năng rất quan trọng trong công việc cũng như có vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày. Đây là cách để chúng ta đạt được cái mà ta mong muốn. Đặc biệt, trong kinh doanh thì việc chinh phục khách hàng thông qua quá trình đàm phán sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều, hay có thể nói là mọi khía cạnh của kinh doanh đều có liên quan đến đàm phán. Chính vì thế, bạn cần phải biết được bí quyết chinh phục khách hàng trong quá trình đàm phán để có thành thành công thuyết phục họ.
Nếu như bạn bỏ qua bước phân tích vấn đề, có nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình đàm phán. Điều quan trọng đó chính là bạn cần phải xác định được vị trí của mình và đối phương trong cuộc trò chuyện này. Từ đó, đưa ra một nhận định đúng đắn và khách quan nhằm giúp cho cả hai bên đều đạt được mục tiêu.
Ví dụ như khi bán hàng, bạn muốn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty. Trong trường hợp bạn nhận được tín hiệu rằng họ chưa hài lòng với mức giá của sản phẩm, đừng ngần ngại hỏi về con số mà khách hàng mong muốn. Lúc đó, sẽ có hai con số để hai bên cùng đàm phán, từ đó có thể đưa ra một con số ở để phù hợp với hai bên.
Benjamin Franklin đã từng nói “Thất bại trong chuẩn bị tức là chuẩn bị cho sự thất bại”. Câu nói này nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự chuẩn bị trong tất cả mọi hoạt động. Không có quá nhiều cơ hội đến với bạn, đôi khi nó còn chỉ đến một lần, do vậy bạn luôn phải có sự chuẩn bị tốt nhất để chớp lấy mọi thời cơ.
Trong quá trình đàm phán, bạn cần phải quan tâm về mối quan hệ giữa hai bên và xem lại nội dung thảo luận trước đó để tìm ra những điểm có thể thảo luận thêm. Từ đó, dễ dàng hơn trong việc cùng hướng đến mục tiêu cuối cùng. Đặc biệt, trong quá trình đàm phán sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra. Vậy nên, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ, có thể đưa ra giả thiết hoặc cách xử lý để đạt được thỏa thuận tốt nhất.
Mục đích cuối cùng của đàm phán đó chính là cả hai bên đều có lợi. Vậy nên bạn cũng cần phải lắng nghe để hiểu về tâm tư, nguyện vọng của đối phương. Thông qua đó, bạn có thể hiểu nhu cầu đối phương đang cần và muốn g. Từ đó, mới đưa ra được giải pháp phù hợp cho cả hai. Việc hiểu về đối phương cũng giúp bạn đưa ra được chiến lược đàm phán phù hợp và đạt kết quả tốt. Chính vì thế, có thể nói rằng kỹ năng lắng nghe là một yếu tố không thể thiếu để dẫn đến một buổi đàm phán thành công.
Khi không tìm được tiếng nói chung trong quá trình đàm phán, nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu hay đôi khi là tức giận. Đây là điều không nên và nếu gặp phải trường hợp này, bạn không được thể hiện những cảm xúc tiêu cực đó ra bên ngoài vì điều đó có thể sẽ dẫn đến cuộc đàm phán không đi đến được kết quả tốt. Chính vì thế, bạn hãy học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân và đặt mình vào vị trí của đối phương khi trò chuyện với họ.
Một cuộc đàm phán hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp để quá trình được diễn ra nhanh chóng hơn. Khi có kỹ năng này, bạn sẽ truyền tải thông điệp của mình thật rõ ràng, tránh sai lệch. Nếu không thì sự hiểu lầm có thể sẽ xảy ra. Vậy nên, trong cuộc thương lượng thì bạn cần phải truyền tải chính xác mục tiêu được vạch ra ban đầu và bảo vệ lập trường của mình.
Những nhà đàm phán không chỉ cần phải có kỹ năng phân tích mà bên cạnh đó còn yêu cầu phải có kỹ năng ra quyết định. Thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu cuối cùng của mình, bạn cũng cần biết đến những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Điều đó sẽ giúp hai bên tìm thấy sự đồng thuận và tăng sự thành công của quá trình đàm phán.
Có những cuộc đàm phán diễn ra trong thời gian rất dài. Chính vì thế bạn cần phải biết được đâu là thời điểm thích hợp để ra quyết định. Ví dụ, bạn muốn bán sản phẩm cho khách hàng nhưng đã qua một khoảng thời gian dài tư vấn, khách hàng vẫn không có ý định mua. Lúc này, bạn nên đưa ra quyết định có nên tiếp tục hay tìm kiếm khách hàng khác.
Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng trong quá trình đàm phán là một việc làm thông minh và mang lại hiệu quả cao mà bạn nên làm. Bởi vì điều này sẽ giúp cho không khí cởi mở giúp cho người tham gia cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, đối với những cuộc đàm phán tương đối khó khăn thì bạn nhất định phải duy trì bầu không khí tích cực.
Sự tin tưởng chính là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định mua sản phẩm của công ty bạn. Chính vì thế, trong quá trình đàm phán bạn cần phải tạo được sự tin cậy, đồng thời hãy thực hiện lời hứa của mình sau cuộc đàm phán.
Có thể thấy, để một cuộc đàm phán với khách hàng diễn ra thành công không phải đơn giản mà sẽ đòi hỏi bạn cần phải có rất nhiều kỹ năng, sự thông minh, khéo léo. Có như vậy, bạn mới có thể thuyết phục được khách hàng. Chính vì thế, bạn cần phải không ngừng trau dồi kỹ năng đàm phán để công việc và cuộc sống thuận lợi hơn.
Hotline: 0934.644.179 (Ms. Quỳnh) – 079.794.0068 (Mr. Vũ).
Email: tramnguyen.infor@gmail.com.
Trụ sở chính: Số 13, QL1A, Phường Thới An, Quận 12, TPHCM.
CN Đồng Nai: Số 365, Đường Võ Nguyên Giáp, KP Tân Cang, Phường Phước Tân, Biên hòa, Đồng Nai.
CN Bình Dương: Số 246, Đường Mỹ Phước Tân Vạn, khu phố Bình Đáng, Phường Bình Hòa, Thị Xã Dĩ An, Bình Dương.
CN Hà Nội: Ngõ 64 Phố Ngô Xuân Quảng, Thị Trấn Trâu quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Website: paletnhua.com
Pallet nhựa cũ, pallet nhựa mới Cần Giuộc là sản phẩm được...
Pallet nhựa Phan Thiết hiện nay là sản phẩm phụ trợ phổ biến...
Pallet nhựa, sọt nhựa đựng sầu riêng tại Buôn Mê Thuột, Đăk...
Chọn lựa các dòng pallet nhựa, pallet nhựa cũ Đồng Nai phù hợp...
Khi những quy chế những yêu cầu tiêu chí khắc khe trong xuất...
Và sự phổ biến pallet nhựa tại các kho hàng doanh nghiệp tại...
Khi nói đến Miền Nam thì có rất nhiều loại hình thức vận...
Pallet nhựa Hải Dương là sản phẩm phụ trợ cũng góp phần vào...
Pallet nhựa Hà Nam là sản phẩm công nghiệp, được sử dụng...
Giá sọt nhựa, rổ nhựa đựng trái cây, nông sản mới nhất...